08/05/2020 07:43 | sản phụ khoa cảnh báo
Ảnh minh họa: Daily Sabah
ThS.BS Lê Thị Minh Châu - trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - cho biết ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên khả năng dự trữ (chất lượng và số lượng) buồng trứng suy giảm. Nếu điều trị càng muộn, hiệu quả điều trị càng thấp, chi phí cao hơn so với những phụ nữ dưới độ tuổi 35.
Về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, ThS Giang Huỳnh Như - phó trưởng đơn vị hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM) - cho hay có thể giúp người phụ nữ cải thiện tỉ lệ có thai. Tuy nhiên, nếu tuổi sinh càng cao, việc này càng trở nên khó khăn hơn vì trứng sẽ chết dần theo "chương trình" và thời gian.
Cụ thể, phụ nữ nhiều trứng nhất là khi ở trong bụng mẹ với số lượng trứng khoảng 6 - 7 triệu và số lượng này giảm dần đến khi em bé trở thành thiếu nữ là 300.000 - 500.000 trứng, đến 37 tuổi còn 250.000 trứng và đến độ tuổi mãn kinh (trung bình 51 tuổi) chỉ còn 1.000 trứng.
Bên cạnh số lượng trứng giảm, chất lượng trứng cũng giảm, giảm mạnh từ sau 35 tuổi. Sự gia tăng các bất thường ở nhiễm sắc thể từ đó cũng tăng lên. Vì vậy, giảm chất lượng trứng do tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây giảm tỉ lệ trẻ sinh sống theo sự gia tăng độ tuổi.
Như vậy, tuổi người phụ nữ có liên quan mật thiết đến khả năng có thai. Tuổi càng cao, khả năng này càng thấp. Phụ nữ có con thích hợp nhất là từ 20 - 30 tuổi. Từ sau 30 tuổi, khả năng có thai của người phụ nữ sẽ giảm dần và đến 45 tuổi giảm rất nhanh. Theo đó, tỉ lệ thụ thai tự nhiên thành công mỗi tháng ở tuổi 30 là 20% và chỉ còn dưới 5% ở tuổi 45.
"Đây là sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ. Theo đó, khả năng sinh sản của nam giới được duy trì liên tục từ khi dậy thì cho đến khi chết đi, trong khi nữ giới chỉ có thể có thai trong độ tuổi sinh sản và sẽ kết thúc khi mãn kinh" - bác sĩ Như giải thích.
Xuân Mai
20/05/2021 07:31
18/05/2021 09:06
29/03/2021 10:12
23/03/2021 06:20
19/03/2021 02:54
06/06/2018 10:14
13/11/2018 07:30
07/06/2018 03:46
03/07/2018 06:20
07/06/2018 04:56