30/10/2018 03:39 | Xương khớp
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới một phần tư số người trên 40 tuổi có vấn đề về thoái hóa khớp, tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở người trên 50 tuổi cao hơn và ngày càng gia tăng. Bệnh có xu hướng trẻ hóa, chứ không chỉ thường gặp ở tuổi già như trước đây.
Tại Việt Nam, khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp. Ở bệnh viện Chợ Rẫy, trung bình mỗi năm có 64.000 lượt bệnh nhân đến khám các bệnh về xương khớp. Con số này lên đến 90.000 ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM.
Các chuyên gia khẳng định, bệnh về xương khớp nói chung, thoái hoá khớp nói riêng là bệnh tất yếu của mỗi người khi lớn tuổi, bệnh có thể đến chậm nếu phòng ngừa sớm và đúng cách. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân chưa hiểu biết cặn kẽ, chính xác nguyên nhân và chưa biết phòng bệnh, điều trị sớm đúng cách nên không phát huy tối đa hiệu quả.
Việc chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp vẫn là thách thức lớn bởi dấu hiệu của bệnh thường không được nhận biết sớm một cách rõ ràng. Người bệnh chỉ lưu tâm khi tình trạng đã nặng. Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM cho biết, nhiều bệnh nhân vẫn tự chẩn đoán và điều trị bệnh bằng các phương pháp truyền miệng, các loại thuốc gia truyền, lan truyền trên mạng mà không có kiểm chứng khoa học. Do đó phần lớn không khỏi bệnh mà nhiều trường hợp bị biến chứng như cứng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế.
Cũng theo Tiến sĩ Nam Anh, để đối phó với các cơn đau nhức xương khớp kéo dài, đặc biệt là đau dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, mưa lạnh, nhiều người chỉ biết làm dứt cơn đau tạm thời bằng các loại thuốc giảm đau đơn thuần. Việc này gây hậu quả xấu tới cơ thể như làm đau dạ dày, bao tử; trữ nước gây phù nề...
Làm dứt cơn đau tạm thời mà không trị bệnh tận gốc còn đẩy tình trạng bệnh nguy hiểm hơn bởi thoái hoá khớp là tình trạng sụn khớp đã bị bào mòn, xương dưới sụn bị tổn thương, gây viêm sưng khớp, dẫn đến đau nhức; vận động, đi lại khó khăn. Đau dữ dội nhất là trong thời điểm thời tiết giao mùa, những lúc trời mưa lạnh. Do đó nếu chỉ cắt cơn đau mà không điều trị tận gốc là chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn thì sẽ khiến việc điều trị bệnh không hiệu quả, bệnh nặng hơn, dẫn tới nhiều biến chứng, có thể gây tàn phế, không còn khả năng đi lại.
Giải thích về cơ chế điều trị tận gốc, Tiến sĩ Nam Anh cho biết xương dưới sụn hỗ trợ sụn khớp trong việc chống sốc, giảm áp lực để khớp vận động bình thường và cung cấp một phần dinh dưỡng, thúc đẩy sự chuyển hóa tại sụn khớp. Xương dưới sụn hư tổn khiến lớp sụn mất đi sự hỗ trợ chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời, khi thoái hóa, sụn bị nứt gãy, bong tróc cũng là yếu tố thúc đẩy xương dưới sụn hư tổn. Sự suy thoái, tác động qua lại giữa sụn và xương dưới sụn làm khớp thoái hóa nhanh hơn. Vì vậy, để điều trị bệnh, phần xương dưới sụn cần được cải thiện, tái tạo sụn, giúp cho các khớp vận động nhịp nhàng, linh hoạt và giảm đau một cách tự nhiên.
Bệnh thoái hoá khớp và những cơn đau xương khớp không chỉ là vấn đề riêng của cá nhân mà đã gây những ảnh hưởng lớn đến lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Do đó, các chuyên gia lưu ý ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở các khớp, xương hoặc ngoài 30 tuổi, mỗi người nên chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, vận động hợp lý.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần kiểm soát cân nặng, giúp giảm áp lực và tải trọng cơ thể lên hệ thống cơ xương khớp. Cứ tăng 0,45kg trọng lượng cơ thể thì khớp gối sẽ phải chịu thêm 1,5kg khi đi và 4,5kg khi chạy. Nếu trọng lượng cơ thể tăng, tải trọng lên cột sống và hệ thống xương khớp tăng lên gấp bội.
Mọi người cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt không phù hợp, nên ngồi ghế cao duỗi nhẹ 2 chân thay vì ngồi xổm, khoanh chân; có xe kéo để di chuyển đồ thay vì bê xách nặng; khi ngủ chú ý không nằm co quắp, nằm thẳng, đầu gối thấp hoặc không gối, 2 chân duỗi thẳng và dạng nhẹ, cũng có thể nằm sấp...
Bác sĩ Nam Anh cho biết thêm, bên cạnh việc kiểm soát cân nặng, tập luyện hợp lý, cần có một chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho xương khớp. Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra giải pháp góp phần cải thiện, phòng ngừa và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Đó là chiết xuất thành công tinh chất Peptan với nguồn gốc 100% thiên nhiên, được chứng minh tác động tích cực cùng lúc đến sụn khớp và xương dưới sụn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó giảm đau an toàn, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sự tiến triển của thoái hóa xương khớp tận gốc.
Dưỡng chất sinh học này có nguồn gốc từ thiên nhiên và được tinh chiết với công nghệ cao nên dễ dàng hấp thu vào cơ thể, cung cấp nhiều axit amin quý với tỷ lệ tối ưu cho xương khớp. Với các bằng chứng khoa học về tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, Peptan được coi như một dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dưỡng chất thế hệ cũ như glucosamin, condroitin, collagen tuýp 2...
Hoài Nhơn - suckhoe.vnexpress.net
20/05/2021 07:31
18/05/2021 09:06
29/03/2021 10:12
23/03/2021 06:20
19/03/2021 02:54
06/06/2018 10:14
13/11/2018 07:30
07/06/2018 03:46
03/07/2018 06:20
07/06/2018 04:56