Trang Chủ Tin tức Quá trình hình thành và phát triển sỏi niệu quản

Quá trình hình thành và phát triển sỏi niệu quản

10/04/2019 04:46 | tiết niệu

Sỏi hình thành từ sự lắng đọng, kết nối các tinh thể, khi sỏi to đến một kích thước nhất định có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, đau đớn.

Sỏi niệu quản nguy hiểm trong các bệnh về sỏi tiết niệu, có thể gây nhiều biến chứng như tắc đường dẫn tiểu, ứ nước, giãn thận, viêm nhiễm khuẩn tiết niệu. Quá trình sỏi di chuyển phức tạp.  

Phần lớn, sỏi ở niệu quản là do viên sỏi rơi từ thận xuống, một số ít là sỏi trực tiếp được hình thành tại niệu quản hoặc một số nguyên nhân như dị dạng đường tiết niệu, do chèn ép... Tùy vào kích thước,  hình dạng của viên sỏi mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.   

Giai đoạn sớm (sỏi phát sinh, di chuyển và chưa gây ứ tắc đường niệu)

Khi mới hình thành, sỏi chưa gây triệu chứng hoặc có nhưng còn mờ nhạt, giai đoạn này thường kéo dài 2 năm. Nếu phát hiện sớm bạn dễ dàng điều trị bằng cách sử dụng các thuốc giúp bào mòn, đẩy sỏi ra ngoài. 

Thông thường, khi sỏi kích thước trên 4mm ở niệu quản, sẽ gây bế tắc cấp tính niệu quản, sự thay đổi của lưu lượng máu đến thận, áp lực bên trong niệu quản diễn biến qua 3 giai đoạn.  

Giai đoạn đầu: Áp lực bên trong niệu quản và lưu lượng máu đến thận đều tăng, tiểu động mạch giãn ra, lưu lượng máu đến thận vẫn còn duy trì nhưng kém so với mức bình thường. 

- Gian đoạn hai: Lưu lượng máu đến thận giảm nhưng áp lực trong niệu quản tiếp tục tăng, tiểu động mạch đi co lại, sau tắc nghẽn. 

Quá trình hình thành và phát triển sỏi niệu quản

 - Giai đoạn ba: Lưu lượng máu đến thận tiếp tục giảm, áp lực trong niệu quản bắt đầu giảm theo. Cả tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi đều co lại, lúc này mức lọc cầu thận cũng giảm. Ở giai đoạn này, bạn thường sẽ thấy xuất hiện cơn đau quặn thận, đau quặn vùng thắt lưng, hông, cơn đau lan xuống bụng, đùi, có trường hợp sốt.  

Tuy nhiên, sau một thời gian bế tắc kéo dài, áp lực bên trong đài bể thận có thể giảm xuống do cơ trơn của bể thận, niệu quản mất trương lực giãn ra, mức lọc cầu thận, lưu lượng tưới máu đến thận đều giảm đi, có sự tái hấp thu nước tiểu của ống thận, của hệ thống mạch bạch (pyelolymphatic reflux) và tĩnh mạch thận (pyelovenous reflux).  

Giai đoạn cần can thiệp

Khi sỏi đã tắc nghẽn không di chuyển đã có triệu chứng, một số biến chứng như giãn đài bể thận, chưa gây biến chứng nặng (có thể phục hồi chức năng thận sau lấy sỏi). 

Các triệu chứng rõ ràng như: đau và đái máu do sỏi có tắc nghẽn gây ứ niệu, các biến chứng nhẹ, nếu phát hiện có thể áp dụng các phương pháp ít sang chấn can thiệp. 

Quá trình hình thành và phát triển sỏi niệu quản_02

Giai đoạn muộn 

Sỏi đã gây ra biến chứng nặng như nhiễm khuẩn, ứ nước, ứ mủ thận, mất chức năng thận, viêm thận, bể thân xơ teo.

Khi thận bị ứ nước, nhiễm trùng lâu ngày sẽ hủy hoại dần chủ mô thận, đơn vị thận, lâu dài dẫn đến suy thận. Lúc này, để có thể suy trì sự sống, người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận rất tốn kém và không thể chữa khỏi. 

Mỗi giai đoạn bệnh đều có những đặc thù riêng, người mắc cần có thái độ xử trí thích hợp để mang lại kết quả điều trị tốt với 2 mục đích: loại trừ sỏi ra khỏi đường tiết niệu và các biến chứng của nó, tái lập sự thông thoáng của đường tiết niệu, ngăn ngừa sỏi tái phát. 

Ngọc Thi - vnexpress