29/06/2018 03:30 | nha khoa bọc răng
Khi nào cần bọc răng thẩm mỹ?
Bọc răng thẩm mỹ là sự lựa chọn của nhiều người hiện nay nhằm cải thiện tình trạng răng và mang lại nụ cười tự tin vốn đã mất trước đây. Tuy vậy, không phải trường hợp nào hư hại răng cũng có thể bọc răng sứ mà tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ mới chỉ định nên bọc hay không.
Nói về điều này, chia sẻ trên báo Thanh niên, bác sĩ Tôn Thất Bảo Hùng (Nha khoa Apona.com, TP.HCM) cho biết, khi răng bị sâu quá nhiều, miếng bể quá lớn không thể trám được nữa, nếu trám thì miếng trám hay bị sút ra, lúc đó cần làm răng sứ.
Trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô mà phương pháp chỉnh nha không khả thi... thì phục hình bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp tái tạo hình dáng của răng, để răng trông đều đặn và màu răng như ý muốn. Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh - tetracycline nặng, áp dụng phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì bọc răng sứ là phương pháp để thay thế lớp men răng sậm màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn.
Theo bác sĩ Hùng, có một số phương pháp bọc răng sứ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng răng và mục đích của việc bọc răng. Trường hợp mất một hoặc nhiều răng sẽ làm cầu răng (răng bị nhổ mất chân răng, sẽ mài đi hai hay nhiều hơn răng kế bên để làm bắc cầu răng).
Với trường hợp chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm màu thì sẽ mài bớt lớp men răng thật và làm mặt sứ dán vào. Răng sâu, bị vỡ lớn, trám tái tạo sẽ không bền, bác sĩ nha khoa sẽ mài răng nhỏ lại và chụp răng sứ lên răng thật, phương pháp này gọi là mão sứ. Ở những người răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô, thì có thể phục hình bằng cách bọc răng sứ.
Những biến chứng nguy hiểm của việc bọc răng thẩm mỹ
Cảnh báo về điều này, trên Sức khỏe & đời sống nhận định, các biến chứng thường gặp khi chỉ định làm chụp răng sứ không được chính xác và kỹ thuật làm chụp không chính xác, xâm phạm đến khoảng sinh học của mô quanh răng.
Các vấn đề thường gặp sau khi làm chụp sứ: Dắt kẽ thức ăn do tiếp xúc với 2 răng bên cạnh không tốt; Viêm lợi; Tụt lợi, gây lộ đường viền phía dưới của chụp gây ra dắt thức ăn hay hiện tượng ê buốt (với các trường hợp tủy còn sống); Chết tủy răng do răng sống mài quá nhiều mô răng; Mòn răng đối diện do khớp cắn chỉnh không tốt; Gãy thân răng và chụp sau khi ăn nhai một thời gian...
Bàn về điều này, trên báo Kiến thức cũng phân tích, để bọc răng sứ thẩm mỹ, các nha sĩ sẽ mài răng bạn. Thao tác này có thể để lại những di chứng, tác hại không ngờ với hàm răng của bạn về sau.
Theo các bác sĩ nha khoa, răng người có cấu tạo gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng của răng là men răng, tiếp đến là lớp ngà và cuối cùng là tủy răng. Khi khách có nhu cầu bọc răng sứ, bọc răng thẩm mỹ ... bác sĩ đều phải mài một lớp men mỏng phía ngoài răng vào tạo hình lại khuôn răng của bạn.
Theo chia sẻ của Á hậu Huyền My, sau khi mài răng, bạn sẽ phải chịu những cơn đau đớn khá khủng khiếp. Những cơn đau này bạn sẽ không cảm nhận được trong quá trình mài, do bác sĩ đã tiêm thuốc tê thẳng vào lợi của bạn. Tuy nhiên khi thuốc tê hết, thì những cơn đau sẽ hành hạ bạn nhiều ngày, buộc bạn phải uống thuốc giảm đau.
Bọc răng thẩm mỹ mang lại nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh: Kiến thức
Bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng được ưa chuộng. Ảnh: Sức khỏe & đời sống
Bên cạnh những tác hại xảy ra ngay sau khi tiến hành mài răng, thì về lâu dài bạn có thể gặp các di chứng không mấy dễ chịu. Răng của bạn sau khi đã được mài, lớp men răng bị ảnh hưởng và còn lại khá ít khiến răng không được bảo vệ. Chính vì thế trong quá trình ăn uống hàng ngày, các loại axit trong thực phẩm sẽ tấn công răng qua những vết mài này, rất dễ dàng khiến răng yếu và xỉn màu dần đi.
Ngoài ra, quá trình mài răng để bọc răng sứ, làm răng thẩm mỹ có thể chạm đến tủy răng, buộc phải lấy tủy, khi đó răng bạn sẽ không còn được khỏe mạnh như trước. Bạn sẽ cảm thấy răng yếu đi và khó cắn nhai các loại đồ ăn cứng. Nếu mài răng quá sâu, đụng vào tủy răng thì bạn thường xuyên cảm thấy ê buốt răng sau này, đặc biệt khi ăn đồ ăn nóng, lạnh, chua cay. Biến chứng này sẽ khiến bạn khó chịu và bứt rứt.
msn.com
20/05/2021 07:31
18/05/2021 09:06
29/03/2021 10:12
23/03/2021 06:20
19/03/2021 02:54
06/06/2018 10:14
13/11/2018 07:30
07/06/2018 03:46
03/07/2018 06:20
07/06/2018 04:56