13/12/2019 10:10 | cảnh báo giấc ngủ
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology vào ngày 11/12, độ tuổi trung bình của các tình nguyện viên là 62, không có tiền sử đột quỵ hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Trong 6 năm, tình nguyện viên được theo dõi về thời gian ngủ tối và thói quen ngủ trưa. Nghiên cứu cũng xét đến các yếu tố về lối sống như việc hút thuốc, uống rượu, tập thể dục hoặc tiền sử đột quỵ của gia đình và chỉ số khối cơ thể.
Ngủ từ 9 tiếng trở lên vào ban đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ 23%. Ảnh: Shutterstock. |
Các nhà khoa học chỉ ra rằng ngủ (hoặc nằm trên giường cố gắng ngủ) từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 23%. Ngủ ít hơn 6 tiếng không ảnh hưởng đến tỷ lệ này.
Nghiên cứu cũng phát hiện ngủ trưa hơn 90 phút mỗi ngày sẽ tăng 25% nguy cơ đột quỵ. Thời gian ngủ trưa thích hợp được đề xuất là dưới 30 phút. Những người có thói quen ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm và ngủ trưa hơn 90 phút có khả năng mắc đột quỵ cao hơn 85%.
Nghiên cứu kết luận ngủ quá nhiều hoặc chất lượng giấc ngủ kém là hai nguyên nhân độc lập làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Hiện, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân hiện tượng này. Xiaomin Zhang, Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, tác giả nghiên cứu, cho rằng ngủ quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng viêm, tăng cholesterol, số đo vòng eo. Đây đều là các yếu tố dễ dẫn đến đột quỵ.
Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm, cơ thể mệt mỏi, chân tay tê cứng. Người bệnh nói cười sẽ thấy rõ miệng bị méo, thiếu cân xứng trên khuôn mặt, bỗng dưng giọng nói bất thường, khó mở miệng. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Thục Linh (Theo New York Times, Independent)
20/05/2021 07:31
18/05/2021 09:06
29/03/2021 10:12
23/03/2021 06:20
19/03/2021 02:54
06/06/2018 10:14
13/11/2018 07:30
07/06/2018 03:46
03/07/2018 06:20
07/06/2018 04:56