06/12/2018 02:19 | ung thư tuyến giáp
Nữ bệnh nhân có bướu giáp nhân, phình giáp hạt ở eo giáp bên phải. Ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ ngày 21/11, bệnh nhân có thể cử động vùng miệng bình thường. Một ngày sau bà ăn uống bình thường bằng cháo lỏng. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi hậu phẫu trong 2 ngày và xuất viện. Ngày 5/12 tái khám định kỳ, kết quả hồi phục tốt.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu TP HCM áp dụng phương pháp mổ nội soi tuyến giáp qua đường miệng. Trước đây bệnh nhân bướu tuyến giáp phải mổ mở để cắt giáp, luôn để lại sẹo vùng cổ. Kỹ thuật mới không để lại sẹo ngoài da, vết rạch nhỏ ở miệng sẽ lành rất nhanh. Quá trình phẫu thuật cắt giáp toàn phần cũng dễ dàng hơn, giảm thời gian mổ, giảm chi phí.
Bác sĩ Trương Thành Trí, Khoa Điều trị Tổng hợp Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ dùng dao mổ rạch đường 10 mm tại vị trí tiền đình miệng môi dưới để tiếp cận tuyến giáp. Sau đó bác sĩ bóc tách tạo khoang mổ ngắn và cắt động mạch giáp trên bằng dao siêu âm, bảo tồn thần kinh cùng tuyến cận giáp cực trên.
"Ê kíp tiếp tục cắt cực dưới tuyến giáp, bảo tồn thần kinh và tuyến cận giáp cực dưới, sau đó lấy bệnh phẩm, đặt dẫn lưu, khâu vết mổ", bác sĩ Trí chia sẻ.
Kỹ thuật này áp dụng ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng nang hoặc nhú, không có di căn xa, bướu lành tuyến giáp như nang giáp, phình giáp đơn hạt, phình giáp đa hạt, bướu có kích thước nhỏ...
Tiến sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết ngoài kỹ thuật này, bệnh viện đã phát triển nhiều kỹ thuật mới trong điều trị bướu giáp như phẫu thuật nội soi theo ngả nách, đốt bướu bằng sóng cao tần RFA... giúp bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn.
Lê Phương - suckhoe.vnexpress.net
20/05/2021 07:31
18/05/2021 09:06
29/03/2021 10:12
23/03/2021 06:20
19/03/2021 02:54
06/06/2018 10:14
13/11/2018 07:30
07/06/2018 03:46
03/07/2018 06:20
07/06/2018 04:56