Trang Chủ Tin tức Chữa gai cột sống, vôi hóa cột sống

Chữa gai cột sống, vôi hóa cột sống

29/06/2018 04:08 |

Gai cột sống là do vấn đề chuyển hóa hay do vấn đề về tập luyện, tuổi tác... thân đốt sống mọc gai và gai ngày càng to lên.

Bệnh cột sống

Gai xương cột sống khiến người bệnh đau nhức. Ảnh: krenizdravo.rtl.hr

Bệnh vôi hóa cột sống hay bệnh gai cột sống là tình trạng thoái hóa của các dây chằng liên kết các thân đốt sống, thoái hóa các đĩa đệm nằm giữa các thân đốt sống. Đây là một bệnh về xương khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi.

Khi đã mắc phải bệnh vôi hóa cột sống, gai cột sống thì rất khó chữa. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng cách để bệnh không tiến triển nặng hơn là rất cần thiết.

Khi mắc vôi hóa, gai cột sống sẽ đè ép vào các động mạch đốt sống làm chúng ta lâm vào tình trạng thiểu năng hệ động mạch đốt sống phân liệt. Lúc đó người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, ù tai, hay quên...

Bản chất của gai cột sống và vôi hóa cột sống

Hai bệnh lý này có những nét tương đồng với nhau. Gai cột sống là do vấn đề chuyển hóa hay do vấn đề về tập luyện, tuổi tác... thân đốt sống mọc gai và gai ngày càng to lên. Gai cột sống còn liên quan đến vấn đề lắng đọng canxi ở các dây chằng đốt sống.

Còn vôi hóa cột sống bản chất là lắng đọng canxi ở các dây chằng nối từ thân đốt đến các mấu vai, mấu ngang khiến cột sống bị vôi hóa và hình thành các gai xương. Từ đó làm cho vận động của người bệnh trở nên khó khăn, đồng thời đè ép vào các dây thần kinh, đè ép vào mạch máu khiến người bệnh cảm giác đau đớn.

Cách điều trị bệnh gai cột sống, vôi hóa cột sống

Cần xác định nguyên tắc toàn diện, kiên trì. Tồn tại 2 biện pháp Tây y và Đông y. Theo Tây y, người bệnh sẽ được chiếu chụp và sử dụng thuốc giảm đau nhưng có khá nhiều tác dụng phụ. Có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày, viêm đường ruột, vấn đề hạ bạch cầu hạt, thậm chí có thể gây xuất huyết dạ dày. Người bệnh cũng có thể được sử dụng thuốc dãn cơ hay làm các liệu pháp như bó nến, chiếu tia cực tím, chạy sóng điện từ... Nếu như người bệnh chấp hành nghiêm túc thì hiệu quả trị bệnh cũng rất tốt.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng thích phương pháp y học cổ truyền, bởi vì y học cổ truyền lành hơn và hiệu quả của phương pháp này cũng không thua kém y học hiện đại. Ta có thể dùng các biện pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập khí công, tập dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền... Các biện pháp dùng thuốc có thể đến các phòng khám Đông y mua thuốc sắc uống. Nhưng nguyên tắc là phải đảm bảo vấn đề khu phong trừ thấp, bồi bổ gan thận, thông kinh hoạt lạc vì vôi hóa, gai cột sống sẽ gây bế tắc kinh lạc.

Bên cạnh đó, có rất nhiều Đông dược thành phẩm, trên cơ sở những bài thuốc cổ phương người ta gia giảm thêm một số thứ có lợi cho khớp kết hợp cùng y học hiện đại giúp điều trị, hỗ trợ dự phòng bệnh vôi hóa cột sống, gai cột sống rất tốt. 

Ví dụ có rất nhiều sản phẩm sử dụng bài thuốc độc hoạt tang ký sinh, đây là bài thuốc cổ phương vừa công vừa bổ, vừa khu phong trừ thấp bao gồm các thành phần như độc hoạt, tần giao, phòng phong, tang ký sinh... Hay thuốc bổ khí bổ huyết trong đó có bài tứ khuân, bài tứ vật, có vị thuốc bổ gan thận như ngưu tất, đối trọng, đồng thời có vị thuốc thông kinh hoạt lạc, tang ký sinh như quế chi...

Ngày nay, người ta không chỉ tận dụng những thế mạnh của y học cổ truyền mà kết hợp thêm những hoạt chất của y học hiện đại. Ví dụ như kết hợp với Nattokinase, một hoạt chất enzym chiết xuất từ natto, món đậu tương lên men của Nhật Bản có tác dụng hoạt huyết cực mạnh. Nattokinase có tác dụng làm tiêu huyết khối mạnh gấp 4 lần plasmin nội sinh. Kết hợp thêm với thuốc hỗ trợ xương khớp glucosamine, cung cấp hàm lượng glucosamine cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, phòng chống bệnh xương khớp rất hiệu quả. Đây là sự giao duyên giữa Đông y và Tây y giúp tăng hiệu quả trị bệnh.

Dù sử dụng biện pháp trị bệnh nào cũng cần mang tính tổng hợp vừa phải cải thiện về sinh hoạt, về vệ sinh lao động kết hợp thêm biện pháp xoa bóp bấm huyệt, tập khí công dưỡng sinh... sẽ làm chậm quá trình phát triển của vôi hóa cũng như gai cột sống. Không chỉ vậy còn dự phòng các biến chứng của bệnh như gai đốt sống cổ có thể làm tay bị tê đau hay ở cột sống thắt lưng có thể biến chứng xuống chân khiến người bệnh di chuyển khó khăn.

Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, để ngăn chặn sự xuất hiện sớm bệnh vôi hóa cột sống, gai cột sống, chúng ta cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ thích hợp, tránh các chấn thương lên xương khớp để phòng bệnh.

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội