08/04/2019 07:00 | sản phụ khoa
Nhiều người cho rằng khi mang thai mẹ tăng cân càng nhiều thì con càng phát triển khỏe mạnh. Thực tế bà bầu tăng cân quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Phụ nữ không tăng đủ cân trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân, dưới 2,5 kg. Những trẻ này thường phát triển kém hơn, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp kèm theo tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin A và D.
Thai phụ tăng cân quá mức sẽ đối mặt với việc sinh nở khó, thường mất sức nhiều hơn, mất nhiều máu do em bé quá nặng cân và dễ dẫn đến các nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch...
Theo bác sĩ sản phụ khoa Quách Văn, ở phụ nữ mang thai, sự tăng cân của các bộ phận trong cơ thể có thể ước tính gồm trẻ 3,3 kg, bánh nhau 700 g, nước ối 900 g, tuyến vú 500 g, tử cung 900 g, thể tích máu 1,3 kg, mỡ cơ thể 2,3 kg, mô và dịch cơ thể 1,8 - 3,2 kg.
Trong quá trình mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ nên tăng từ 11-12 kg là hợp lý.
Ba tháng đầu là thời kỳ nghén, có nhiều thai phụ ít tăng cân hoặc không tăng cân. Nhìn chung cân nặng người mẹ chỉ tăng được 1-2 kg.
Ba tháng giữa là lúc bà mẹ hết nghén, bắt đầu ăn được, cân nặng có thể tăng được 4-5 kg.
Ba tháng cuối là thời kỳ thai nhi lớn nhanh nhất, cân nặng người mẹ có thể tăng 5-6 kg.
Để kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để đo kích thước của tử cung, theo dõi diễn biến cân nặng, tăng trưởng của thai nhi.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đủ chất thiết yếu, thai phụ cần rèn luyện thể lực đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập yoga... giúp cho việc sinh con cũng như duy trì cân nặng trở nên thuận lợi.
Lê Phương - vnexpress
20/05/2021 07:31
18/05/2021 09:06
29/03/2021 10:12
23/03/2021 06:20
19/03/2021 02:54
06/06/2018 10:14
13/11/2018 07:30
07/06/2018 03:46
03/07/2018 06:20
07/06/2018 04:56