13/08/2019 03:54 | khoa nhi dinh dưỡng
Ăn dặm cũng nên bổ sung chất béo
Cụ thể, ở xứ hoa anh đào, trẻ được làm quen với cá, ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau củ từ những ngày đầu ăn dặm vì thành phần chất béo, đạm, xơ… trong các thực phẩm này tốt cho não bộ, tim mạch, hệ tiêu hóa mà không làm cho trẻ bị béo phì.
Các mẹ Nhật luôn nghiền nát, nấu từng món riêng biệt để giúp trẻ làm quen với mùi vị khác nhau của thức ăn. Để đảm bảo bữa ăn luôn đủ các nhóm chất, khi nấu các món cháo/ bột có đạm (thịt, cá, tôm), mẹ Nhật dùng nước hầm từ các loại rau củ. Ngược lại, khi nấu cháo/bột rau củ, mẹ Nhật sẽ dùng nước dashi (gồm rong biển và cá ngừ bào khô). Đến công đoạn hâm nóng và bày ra cho trẻ, mẹ sẽ rưới thêm dầu ăn dinh dưỡng vào từng món bởi họ tin rằng đây là "dưỡng chất vàng" cho sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ trong 3 năm đầu đời nên cần được "ưu tiên".
Ăn dặm kiểu Nhật giúp trẻ làm quen với mùi vị khác nhau của thức ăn
Ở phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW), mẹ thường hấp/luộc mềm các loại rau củ quả, cắt thành thanh dài để trẻ dễ cầm nắm. Do không thể rưới dầu lên các thanh rau củ (gây trơn trượt, trẻ khó cầm), mẹ thường trộn dầu dinh dưỡng vào chén canh của trẻ, hoặc trộn vào các loại đậu/hạt/ngũ cốc nghiền nhỏ (những loại trẻ chưa thể xử lý thô).
Phương pháp ‘Ăn dặm tự chỉ huy’ sẽ cho con tự do lựa chọn thức ăn mình muốn ở mỗi bữa ăn với cường độ bữa ăn được phân bổ đều một ngày.
Vai trò của chất béo đối với não bộ và cơ thể của trẻ
Lý giải về tầm quan trọng của chất béo trong các phương pháp ăn dặm hiện đại kể trên, TS.BS Trương Hồng Sơn - phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam - viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - cho biết khẩu phần ăn "đúng chuẩn" cho trẻ trong giai đoạn 03 năm đầu đời (bao gồm cả giai đoạn ăn dặm) cần đầy đủ, cân bằng 04 nhóm: đạm - đường - béo - vitamin/khoáng chất. Trong đó, tỉ lệ chất béo trong khẩu phần phải chiếm 30-45% mới đảm bảo trẻ không bị thiếu chất.
'Thiếu hụt chất béo có thể dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển cả về thể lực, cân nặng, chiều cao và đặc biệt là ảnh hưởng đến phát triển não bộ', BS Sơn cho hay.
Cụ thể, theo BS Sơn, trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần lượng chất béo chiếm 45% mỗi khẩu phần, và từ 1-3 tuổi là 30-40% khẩu phần.
Bác sĩ Sơn nhấn mạnh những vai trò của chất béo mà các mẹ cần 'nằm lòng'. Đầu tiên, chất béo có nhiệm vụ "tối quan trọng" là tham gia cấu tạo tế bào não trong 3 năm đầu đời, chiếm đến 60% thành phần vật chất của não bộ trẻ. Ngoài ra, chất béo còn 'gánh' thêm vai trò là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K, là 'cầu dẫn' đưa các vitamin này vào cơ thể. Chất béo còn tham gia sản sinh năng lượng, giữ thân nhiệt trẻ ổn định. Chính vì vậy, nếu cha mẹ quên bổ sung chất béo cho con thì bao nỗ lực lên thực đơn bổ dưỡng đều trở thành 'nước đổ lá khoai'.
Các chất béo tốt cho trẻ có trong mỡ động vật, trứng, sữa, các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu gạo… Trong đó, tốt nhất là chất béo từ các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu do dồi dào DHA, EPA - hai dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển não bộ. Trung bình, cứ 100gr cá hồi sẽ có khoảng 3,1gr DHA, EPA - đây là hàm lượng cao hơn hẳn cá loại cá hay thực phẩm khác. Ví DHA, EPA chính là những "viên gạch vàng" xây ngôi nhà bộ não, bác sĩ Sơn phân tích: DHA chiếm khối lượng lớn chất xám của não liên quan đến khả năng học tập, tiếp thu, trong khi EPA là thành phần trọng yếu đảm bảo chức năng truyền, nhận tín hiệu của não bộ.
Tuy nhiên, mặc dù cá hồi rất bổ dưỡng, nhưng trẻ không thể ăn cá hồi hằng ngày. Lúc này phương án thay thể là bổ sung dầu ăn dinh dưỡng đặc chế từ cá hồi vào khẩu phần ăn của trẻ với liều lượng 5ml (1 muỗng café)/bữa ăn. Mỗi ngày trẻ được cung cấp đủ 10ml dầu cá hồi là đủ lượng DHA, EPA cần thiết.
Dầu cá hồi Kiddy được đặc chế riêng cho trẻ, có thành phần từ dầu cá hồi nhập khẩu kết hợp cùng các loại dầu thực vật cao cấp (bao gồm dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu mè và dầu gạo), nay đã được cải tiến mùi vị thơm ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như Omega 3-6-9, DHA, EPA, các loại vitamin A, E và hơn 20 loại acid béo thiết yếu, là dưỡng chất vàng cho não bộ của bé trong giai đoạn 3 năm đầu đời.
H.THỊNH
20/05/2021 07:31
18/05/2021 09:06
29/03/2021 10:12
23/03/2021 06:20
19/03/2021 02:54
06/06/2018 10:14
13/11/2018 07:30
07/06/2018 03:46
03/07/2018 06:20
07/06/2018 04:56